CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC SÔNG THÀNH NƯỚC SẠCH BẰNG MÀNG UF

Nhà sản xuất: KOCH - USA

Catalog Màng PURON HF

Brochue Xử lý Nước Sông thành Nước Sạch Sinh Hoạt bằng Màng PURON HF

CaseStudy Màng PURON HF _ xử lý nước sông thành nước sạch _ 170.000m3/ngày Brazil

CaseStudy Màng PURON HF _ xử lý nước sông thành nước sạch _ 57.600m3/ngày 

Công ty Môi Trường Hành Trình Xanh hân hạnh là nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm Màng Lọc PURON HF _ KOCH - USA tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất tới Quý Khách hàng.

Màng PURON HF có cấu tạo tương tự với Màng MBR PURON, đều cấu tạo cố định một đầu, kết hợp với hệ thống sục khí trung tâm giúp Màng không bị ngẹt bùn, vận hành với TSS đầu vào cao. Điểm khác biệt duy nhất của Màng PURON HF so với Màng PURON MBR là diện tích màng trên 01 tấm cao hơn.

1. SO SÁNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRUYỀN THỐNG VỚI CÔNG NGHỆ PURON HF

Công nghệ xử lý nước truyền thống trải qua rất nhiều quá trình: Keo Tụ - Tạo Bông - Lắng - Lọc - Khử Trùng. Đặc điểm công nghệ này là sử dụng hóa chất rất nhiều=> chi phí vận hành cao, người vận hành phải điều chỉnh liều lượng hóa chất châm vào thường xuyên. Chất lượng nước sau xử lý với độ đục 2 NTU (không cao), diện tích xây dựng lớn

1. Hồ chứa và lắng sơ bộ: 

Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự làm sạch: lắng bớt cặn lơ lửng, giảm lượng vi trùng do các điều kiện của môi trường, thực hiện các phản ứng oxy hóa do tác dụng của oxy hòa tan trong nước và làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng giữa dòng chảy từ nguồn vào lưu lượng tiêu thụ do trạm bơm nước thô bơm cấp cho nhà máy xử lý nước.

2. Song chắn và lưới chắn rác: 

Loại trừ vật trôi nổi lơ lửng trong dong nước để bảo vệ các thiết bị và nâng cao hiệu quả làm sạch của công trình xử lý. Vật nổi và vật lơ lửng trong nước có thể có kích thước nhỏ như que tăm … khi đi qua máy bơm vào các công trình xử lý có thể bị tán nhỏ hoặc thôi rữa làm tăng độ màu, hàm lượng cặn của nước.

3. Bể lắng cát: 

Ở các nguồn nước mặt có độ đục lớn (>250 mg/L) sau lưới chắn rác, các hạt cặn lơ lửng vô cơ, có kích thước nhỏ, tỷ trọng lớn hơn nước, cứng, có khả năng lắng nhanh được giữ lại ở bể lắng cát. Tạo điều kiện tốt để lắng các hạt có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,2 mm và tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 2,6, để loại trừ hiện tượng bào mòn các cơ cấu chuyển động cơ khí và giảm lượng cặn nặng tụ lại trong bể tạo bông và bể lắng.

4. Xử lý nước tại nguồn bằng hóa chất: 

Để hạn chế sự phát triển của rong rêu tảo và vi sinh vật nước, loại trừ màu, mùi, vị do xác vsv chết gây ra. Hóa chất thường được sử dụng là: CuSO4 , liều lượng 0,12 ÷ 0,3 mg/l. liều lượng và quãng thời gian giữa 2 lần xử lý phụ thuộc vào thành phần nước thô cũng như nồng độ loại vsv và rêu tảo, nhiệt độ, độ kiềm và hàm lượng CO2 .

5. Làm thoáng: 

Hòa tan oxy từ không khí vào nước để ỗy hóa sắt hóa trị II, mangan hóa trị II thành sắt III, mangan IV tạo thành các hợp chất hydroxit Fe(OH) , Mn(OH) kết tủa dễ lắng đọng để khử ra khỏi nước bằng lắng và lọc. Khử khí CO2 , H2S có trong nước, làm tăng pH của nước, tạo điều kiện thuận lợi và đẩy nhanh quá trình oxy hóa thủy phân sắt và mangan, nâng cao năng suất của các công trình lắng và lọc trong quy trình xử lý sắt vá mangan. Quá trình làm thoáng hàm tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước, nâng cao thế oxy hóa khử của nước để thực hiện dễ dàng các quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong quả trình khử mùi và màu của nước. Có 2 phương pháp làm thoáng là: đưa nước vào không khí và đưa khí vào nước (chủ yếu là đưa nước vào không khí). Hiệu quả của quá trình làm thoáng phụ thuộc vào: Chênh lệch nồng độ của khí cần trao đổi trong 2 pha khí và nước. Diện tích tiếp xúc giữa 2 pha khí và nước, diện tích tiếp xúc càng lớn thì quá trình trao đổi khí diễn ra càng nhanh. Thời gian tiếp xúc giữa 2 pha khí và nước trong công trình, thời gian tiếp xúc càng lớn mức độ trao đổi càng triệt để. Nhiệt độ của môi trường, nhiệt độ tăng lợi cho quá trình khử khí ra khỏi nước và bất lợi cho quá trình hấp thụ và hòa tan khí vào nước. Bản chất của khí được trao đổi.

6. Clo hóa sơ bộ:

Cho Clo và nước trước bể lắng và bể lọc Kéo dài thời gian tiếp xúc để tiệt trùng khi nguồn nước bị nhiễm bẩn nặng. Oxy hóa sặt hòa tan ở dạng hợp chất hữu cơ, oxy hóa mangan hòa tan để tạo thành các kết tủa tương ứng. Oxy hóa các chất hữu cơ để khử màu. Trung hòa ammoniac thành cloramin có tính chất tiệt trùng kéo dài.

Ngăn chặn sự phát triển của rong rêu trong bể phản ứng và bể lắng, phá hủy tế bào của các vi sinh sinh sản ra các chất nhầy nhớt trên mặt bể lọc, làm tăng thời gian chu kỳ lọc. Nhược điểm: Tiêu tốn lượng clo thường gấp 3÷5 lần lượng clo dùng để khử trùng nước sau bể lọc, làm tăng giá thành nước xử lý. Phản ứng của clo với các chất hòa tan trong nước tạo ra hợp chất trihalomotheme là chất gây ra bệnh ung thư cho người sử dụng nước, vì vậy không nên áp dụng cho các nguồn nước mặt chứa nhiều chất hữu cơ.

7. Khuấy trộn hóa chất:

Tạo điều kiện phân tán nhanh và đều háo chất vào toàn bộ khối lượng nước cần xử lý. Quá trình trộn phèn đòi hỏi phải trộn nhanh và đều phèn vào nước cần xử lý vì phản ứng thủy phân tạo nhân keo tụ diễn ra rất nhanh ( thường nhỏ hơn 1/10s), nếu không trộn đều và trộn kéo dài sẽ không tạo ra được các nhân keo tụ đủ, chắc và đều trong thể tích nước., hiệu quả lắng sẽ kém và tốn phèn, các loại hóa chất khác đòi hỏi phải trộn đều còn thời gian trộn đòi hỏi ít nghiêm ngặt hơn phèn.

8. Keo tụ và phản ứng tạo bông cặn: 

Tạo ra tác nhân có khả năng dính kết các chất làm bẩn nước ở dạng hòa tan lơ lửng thành các bông cặn có khẳ năng lắng trong các bể lắng và dính kết trên bề mặt hạt của lớp vật liệu lọc với tốc độ nhanh và kinh tế nhất. Khi trộn phèn với nước xử lý lập tức xảy ra các phản ứng hóa học và lý hóa tạo thành hệ keo dương phân tán đều trong nước, khi được trung hòa, hệ keo dương này là các hạt nhân có khả năng dính kết với các keo âm phân tán trong nước và dính kết với nhau để tạo thành các bông cặn, do đó quá trìnhtạo nhân dính kết gọi là quá trình keo tụ, quá trình dính kết cặn bẩn và nhân keo tụ gọi là quá trình phản ứng tạo bông cặn. Thường dùng phèn nhôm và phèn sắt.

9. Lắng:

Là quá trình làm giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong nước nguồn bằng các biện pháp: Lắng trọng lực trong các bể lắng, khi đó các hạt cặn có tỷ trọng lớn hơn nước ở chế độ thủy lực thích hợp sẽ lắng xuống. Bằng lực ly tâm tác dụng vào hạt cặn, trong các bể lắng ly tâm và xiclon thủy lực. Bằng lực đẩy nổi do các bọt khí dunhs bám vào hạt cặn ở cacs bể tuyển nổi. cùng với việc lắng cặn quá trình lắng cong làm giảm được 90 ÷95 vi trùng có trong nước do vi trùng luôn bị hấp phụ và dính bám vào các hạt bông cặn trong quá trình lắng.

10. Lọc: 

Là quá trình không chỉ giữ lại các hạt cặn lơ lửng trong nước có kích thước lớn hơn kích thước các lỗ rỗng tạo ra giữa các hạt lọc mà còn giữ lại các hạt keo sắt, keo hữu cơ gây ra độ đục và độ màu, có kích thước bé hơn nhiều lần kích thước các lỗ rỗng nhưng có khả năng dính kết và hấp thụ lên bề mặt hạt lớp vật liệu lọc. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc nước qua bể lọc hạt:

THÔNG SỐ

CÔNG NGHỆ MÀNG PURON HF

CÔNG NGHỆ TRUYỀN THỐNG

Độ đục

nước sau xử lý

Luôn luôn < 0,1 NTU

trong suốt thời gian sử dụng 8-10 năm

< 2 NTU

Có thể cao hơn

Chi phí hóa chất

Không cần sử dụng hóa chất

Keo Tụ, Tạo bông.

Chi phí hóa chất gần như bằng 0

Phải sử dụng hóa chất như Vôi, Clo, Phèn, Polymer..

Chi phí hóa chất 500 – 2000 VND/m3

Xử lý chất lơ lửng (TSS) của nước nguồn

Màng PURON HF không phụ thuộc vào TSS đầu vào của nguồn nước, có thể chịu tải trọng TSS tới 15.000 mg/l mà không bị ngẹt màng

Lượng TSS đầu vào càng cao thì lượng hóa chất sử dụng càng nhiều. Điều này tạo nên chi phí vận hành cao của Công nghệ truyền thống

Xử lý các chất

ô nhiễm

Màng siêu lọc PURON HF có thể lọc: Xử lý được Độ đục, Độ màu, Sắt, mangan, Độ Cứng, Ecoli, Coliform… trong Nước Mặt + Nước Ngầm.

Việc xử lý phụ thuộc vào các hóa chất châm vào => Chi phí vận hành cao, chất lượng nước sau xử lý không ổn định

Vận hành

Vận hành đơn giản, duy nhất chỉ quá trình siêu lọc, không phụ thuộc chất lượng nước nguồn

Vận hành phức tạp, khi chất lượng nước nguồn thay đổi => cần điều chỉnh lượng hóa chất châm vào.

Chi phí vận hành

300 – 500 VND/m3

1000 – 3000 VND/m3

Chi phí xử lý Bùn

Giảm 95-99% chi phí xử lý Bùn. Lượng bùn thải ra rất ít, tính trên TSS của nguồn nước đầu vào =>chi phí xử lý Bùn rất  thấp

Lượng bùn phát sinh lớn, do sử dụng hóa chất keo tụ + tạo bông để giảm TSS của nước nguồn

Diện tích lắp đặt Nhỏ Rất lớn
  • Màng Lọc UF thông thường là loại màng với các bó sợi đặt trong lớp vỏ bằng uPVC, với không gian nhỏ hẹp, màng khó làm sạch và dễ bị tắc ngẽn. Yêu cầu nguồn nước đầu vào phải Xử lý sơ bộ như công nghệ truyền thống (Keo tụ - Tạo Bông - Lắng - Lọc) sau đó => Lọc Cát => Lọc Tinh => Màng UF thông thường. 
  • Công nghệ PURON HF (lỗ màng 0,03 micron) là công nghệ cải tiến của Công nghệ lọc UF thông thường với Màng UF đặt chìm trong nước với TSS lên đến 3000mg/l (có option TSS ĐẾN 15000mg/l) mà không bị ngẹt bùn. Công nghệ này xử lý nước cấp không sử dụng hóa chất với độ đục < 0,1 NTU. Chất lượng nước luôn ổn định đạt QCVN 01-200, không phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước thay đổi theo mùa. 

2. Case Study: Dự án TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM MALAYSIA _ CÔNG SUẤT 1440M3/GIỜ  SỬ DỤNG MÀNG PURON MP

 

3. CASE STUDY ABV project – Brazil:170.000 m3/ngày SỬ DỤNG MÀNG PURON HF

1. Thông tin dự án:

  • Alto da Boa Vista (ABV) _ São Paulo – Brazil
  • Công suất: 7.200m3/giờ tương đương 170.000 m3/ngày
  • Công nghệ xử lý: sử dụng màng lọc PURON HF

2. Mô tả:

Nhà máy xử lý nước của ABV ban đầu có công suất 54.000m3/h, với công nghệ Keo tụ + Lắng + Lọc cát.

  • Nguồn nước đầu vào: Nước sông
  • Do nhu cầu nước tăng thêm nhưng nhà máy không còn đủ diện tích để nâng thêm công suất 7.200m3/h

3. Giải pháp:

Màng UF đặt chìm PURON HF được chọn cho dự án này do hiệu suất xử lý vượt trội và tiết kiệm

diện tích. Tiết kiệm chi phí vận hành. Chất lượng nước ổn định, tốt hơn công nghệ thông thường

  • Xử lý tất cả các chỉ tiêu nước uống, đặc biệt xử lý độ đục < 0,1 NTU.
  • Yêu cầu diện tích nhỏ, dễ dàng nâng công suất hệ thống với diện tích có sẵn.
  • Khả năng hoạt động tốt trong môi trường có mật độ chất rắn lơ lửng cao (TSS tới 15.000mg/l) mà không bị tắc ngẽn nhờ vào ưu điểm công nghệ cố định một đầu và kết hợp với hệ thống sục khí trung tâm.

Với cấu tạo màng siêu bền, màng KOCH có tuổi thọ cao nhất hiện nay trên thế giới (trên 10 năm).

Request for quotation:

  • Product inquiries: 091.579.4560
  • Technical support and project inquiries: 0972.799.995
  • After sales services: 091.789.2997
  • Customer services: 0918.289.890
  • Email: hanhtrinhxanhco@gmail.com
  •             info@hanhtrinhxanh.com.vn